Đi tiểu ra máu – Nguy cơ ung thư

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là tình trạng trong nước tiểu có lẫn hồng cầu. Theo thống kê, cứ 5 người thì 1 người gặp phải rắc rối này. Chị em có thể tự nhận biết tiểu ra máu dựa vào sự thay đổi màu sắc của nước tiểu. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ, qua xét nghiệm mới biết rõ.

di tieu ra mau

Đi tiểu ra máu là gì?

Trong y học, đi tiểu ra máu ở phụ nữ được chia làm 2 loại chính, bao gồm:

-Tiểu ra máu đại thể: Lượng hồng cầu có trong nước tiểu rất lớn khiến nước tiểu chuyển màu hồng, đỏ. Chị em có thể nhận biết bằng mắt thường.

-Tiểu ra máu vi thể: Trái với đại thể, lượng hồng cầu trong máu trường hợp này rất thấp. Bằng mắt thường chị em khó nhận diện. Thường người bệnh chỉ phát hiện khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Tuy rằng khác nhau về hình thức, nhưng cả 2 dạng này đều giống nhau về bản chất. Tuyệt đối chị em không nên chủ quan, coi thường để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu là do đâu?

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ có thể là do thực phẩm gây nên. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Đa phần, chị em mắc bệnh do những nguyên nhân bệnh lý sau:

Lạc nội mạc tử cung

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu đi tiểu ra máu kèm đau lưng và đau bụng dưới có thể đã mắc lạc nội mạc tử cung.

Đây là bệnh xảy ra do sự di chuyển lạc chỗ của nội mạc tử cung. Thay vì phát triển bên trong thì chúng lại xuất hiện ở bên ngoài tử cung.

Hơn 50% trường hợp mắc bệnh có nguy cơ vô sinh- hiếm muộn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của đi tiểu ra máu ở phụ nữ. Ước tính, mỗi năm có khoảng 40 – 60% phụ nữ mắc phải căn bệnh này.

Vi khuẩn là tác nhân chính gây bệnh. Chúng xâm nhập từ miệng niệu đạo, di chuyển lan lên ống dẫn tiểu tới thận, bàng quang. Tiếp đó gây viêm nhiễm toàn bộ đường tiết niệu.

Ngoài đi tiểu ra máu, người bệnh còn đi tiểu thường xuyên và đột ngột. Đau vùng bụng dưới và thắt lưng. Tiểu buốt, tiểu đục.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi được hình thành từ sự kết hợp của nước tiểu và các khoáng chất dư thừa. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Từ bàng quang, niệu quản, thận cho đến niệu đạo. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ mắc cao hơn cả vẫn là sỏi thận (hơn 40%).

Trong quá trình di chuyển từ thận xuống bàng quang, sỏi dễ làm trầy xước niêm mạc đường tiết niệu. Máu từ những vết thương này hòa lẫn với nước tiểu, gây ra tình trạng tiểu ra máu.

Một số triệu chứng bệnh sỏi thận thường gặp là:

+Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu không tự chủ.

+Nước tiểu có mùi khai nồng.

+Màu sắc nước tiểu chuyển hồng, đỏ hoặc nâu.

Ung thư thận hoặc bàng quang

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ cũng có thể do ung thư thận hoặc bàng quang gây nên.

Đây là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh lý đường tiết niệu. Nếu mắc phải bệnh này, tuổi thọ người bệnh thường không kéo dài.

Người bệnh cũng thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau tại vùng lưng, đau khi tiểu tiện.

Nguy hiểm gì khi bị tiểu ra máu?

Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc điều trị chậm trễ có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều rắc rối sau:

-Niệu đạo bị tổn thương khiến chị em luôn bị đau tức, khó chịu mỗi lần đi tiểu.

-Người bệnh luôn sống trong cảm giác lo lắng, chán nản, tuyệt vọng. Mất đi sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

– Nhiễm khuẩn vùng kín gây ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản lân cận. Từ đó gia tăng nguy cơ vô sinh- hiếm muộn.

-Tổn thương ở niệu đạo và bộ phận sinh dục khiến việc quan hệ tình dục khó khăn, đau đớn.

Rong kinh là như thế nào?

Lời khuyên của chuyên gia y tế

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ không hề đơn giản. Chị em nên chủ động khám chữa nếu tiểu ra máu đi kèm cơn đau bụng dưới, đau lưng, tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai…Qua thăm khám, khai thác tiền sử bệnh lý. Bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh phác đồ điều trị phù hợp.

[addtoany]

Bs. Thu Giang

Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Yên Bái

Bình luận của bạn