Rong kinh là như thế nào?

Rong kinh là như thế nào? Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em, đặc biệt là các bạn gái mới bước sang tuổi dậy thì, kinh nguyệt rối loạn. Ngoài ra rong kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

Bài viết dưới đây, Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản Nguyễn Thị Thu Hiền sẽ giải đáp tất cả những vấn đề chị em quan tâm về rong kinh.  Cụ thể như: Rong kinh là như thế nào. Biểu hiện rong kinh, nguyên nhân, nguy hại và cách phòng tránh. Nếu đây cũng là rắc rối của bạn, hãy cùng theo dõi nhé.

rong kinh la nhu the nao

Hỏi: Thưa bác sĩ, rất nhiều người bệnh thắc mắc rong kinh là như thế nào? Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về điều này được không ạ?

Bác sĩ Hiền: Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt vẫn diễn ra theo đúng chu kỳ. Tuy nhiên, thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu mất đi vượt quá 80 ml/chu kỳ.

Rong kinh thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số dấu hiệu khác có thể đi kèm là: Kinh nguyệt đóng cục, mệt mỏi, thở dốc, thiếu máu, đau bụng dưới.

Hỏi: Nguyên nhân gây rong kinh là do đâu thưa bác sĩ?

Bác sĩ Hiền: Có 2 nguyên nhân gây rong kinh thường gặp, đó là:

-Rong kinh cơ năng: Xuất hiện ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là thời điểm nội tiết tố nữ tăng giảm đột biến gây ảnh hưởng đến lượng máu kinh. Ở 2 thời điểm này, rong kinh không phải là bệnh. Chị em không cần quá lo lắng.

-Rong kinh thực thể: Nếu rong kinh xuất hiện thường xuyên nhưng không nằm trong thời điểm dậy thì và tiền mãn kinh. Chị em nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra. Bởi rong kinh khi này có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.

-Do dùng thuốc bừa bãi: Việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai khẩn cấp…cũng có thể khiến vòng kinh của bạn kéo dài hơn dự kiến.

Có thể bạn quan tâm

10 cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất & an toàn [Update 2019]

Hỏi: Rong kinh có nguy hiểm không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Hiền: Như ở trên đã chia sẻ, rong kinh cơ năng không nguy hiểm. Nhưng ngược lại, rong kinh thực thể lại là dấu hiệu bệnh lý không thể coi thường.

Những nguy hiểm mà rong kinh có thể gây ảnh hưởng đến chị em đó là:

-Gây thiếu máu, mất máu khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, khó thở.

-Vùng kín do phải dùng băng vệ sinh thời gian dài nên dễ cảm thấy bí bách, khó chịu.

-Rong kinh là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm. Chị em có nguy cơ cao mắc: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu,…

-Rong kinh là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Điển hình như: Buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung.

Hỏi: Rong kinh có thể chữa trị được không thưa bác sĩ? Có cách nào để chị em phòng ngừa tình trạng này không ạ?

Bác sĩ Hiền: Rong kinh có thể điều trị khỏi nếu chị em chủ động thăm khám, điều trị.

Nếu nguyên nhân gây rong kinh xuất phát từ bệnh lý, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nội soi buồng tử cung Hysteroscopy để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa cho phù hợp.

Với những trường hợp rong kinh do thay đổi nội tiết tố, chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Cụ thể như:

-Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể khỏe khoắn, năng động.

-Lựa chọn thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh ăn thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh.

-Tránh xa các chất kích thích.

-Bổ sung Sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.

Xin được cảm ơn bác sĩ về những thông tin hữu ích nêu trên.

>>>> Tìm hiểu thêm về cách rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về hiện tượng rong kinh

Chị em vừa được lắng nghe những chia sẻ quý giá của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền về tình trạng rong kinh. Hy vọng, qua đây chị em đã nắm rõ rong kinh là như thế nào. Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại và cách chữa rong kinh ra sao.

Bác sĩ Hiền hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Xã Đàn. Với bề dày kinh nghiệm và sự tận tâm, hết mình vì công việc, vì người bệnh. Bác sĩ luôn nhận được sự đánh giá cao từ phía phòng khám lẫn người bệnh.

Nếu bạn muốn nhận được những chia sẻ cụ thể hơn từ bác sĩ về trường hợp của mình. Hãy để lại câu hỏi hoặc đăng ký khám bác sĩ Hiền tại Đa khoa quốc tế Xã Đàn nhé!

[addtoany]

Bs. Thu Giang

Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Yên Bái

Bình luận của bạn