Theo wikipedia, cho đến này, khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân bệnh Alzheimer. Nhiều nghiên cứ cho thấy căn bệnh này có liên quan đến các mảng và đám rối trong não. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giảm triệu chứng chứ chưa thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của người bệnh. Vậy bệnh Alzheimer có mấy giai đoạn nào? Người bị Alzheimer sống được bao lâu?
Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease hay AD), là một chứng mất trí nhớ phổ biến. Năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức có tên là Alois Alzheimer chứng minh đây là bệnh không thể chữa được, gây thoái hóa và tử vong. Do đó, căn bệnh này được đặt theo tên ông Alzheimer.
Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người sau 65 tuổi, dạng hiếm hơn có thể xuất hiện sớm (4-5% bệnh xảy ra ở tuổi 50-65 tuổi, thậm chí, sớm hơn dù cực hiếm thì khoảng 30-50 tuổi.
Theo thống kê từ tổ chức Y tế thế giới, có hơn 26 triệu người trên thế giới mắc bệnh Alzheimer vào năm 2006, và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng.
Dẫn nguồn từ alz.org, dựa trên hệ thống được phát triển bởi tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của New York University School of Medicine’s Silberstein Aging and Dementia Research Center (Mỹ), thì có 7 giai đoạn của bệnh Alzheimer:
Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường, không gặp vấn đề gì về trí nhớ, không có triệu chứng rõ ràng, kể cả khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Người bệnh thấy trí nhớ suy giảm, hay quên những từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc của ai đó, quên chìa khóa, mắt kính…Những vấn đề này không biểu hiện rõ ràng, kể cả khi đi khám hoặc biểu hiện trước người thân, gia đình, bạn bè…
Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu có thể chẩn đoán được vài người, bạn bè hoặc người thân bắt đầu nhận thấy sự bất thường này trên người bệnh. Vấn đề mất trí nhớ có thể đo lường khi làm xét nghiệm hoặc bác sĩ thăm khám cụ thể.
Có thể biểu hiện qua việc tìm kiếm, ghi nhớ từ ngữ, tên gọi người thân trong gia đình, đồng nghiệp, làm việc thiếu hiệu quả, đọc 1 đoạn văn nhưng khả năng ghi nhớ ít dữ liệu…
Ở giai đoạn bệnh này, việc thăm khám sức khỏe sẽ phát hiện những triệu chứng suy giảm nhận thức, như giảm khả năng hiểu biết về sự kiện gần đây, các công việc phức tạp, lên kế hoạch hay thanh toán hóa đơn, không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân, người bệnh thờ ơ, lãnh đạm trong giao tiếp…
Người bệnh bắt đầu có các khoảng trống lớn trong trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu rõ ràng. Người bệnh Alzheimer cần được giúp đỡ các sinh hoạt hàng ngày, biểu hiện có thể như:
Đi khám, người bệnh không nhớ các dữ liệu quan trọng như địa chỉ, số điện thoại, trường từng theo học, nhầm lẫn về nơi sinh sống.
Gặp khó khăn với phép tính tư duy, như đếm ngược từ 20 trong 2 giây.
Cần sự giúp đỡ của người thân trong việc lựa chọn trang phục theo mùa.
Vẫn có thể nhớ các thông tin quan trọng về bản thân và biết tên của mình, vợ chồng, bố mẹ, con cái.
Chưa cần sự giúp đỡ của người thân trong việc ăn uống và vệ sinh.
Khả năng suy giảm trí nhớ càng nghiêm trọng, bắt đầu có sự thay đổi lớn về tính cách và cần có người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể:
Mất hoàn toàn về ý thức các hoạt động, sự kiện, không nhớ hết tiểu sử bản thân, vẫn có thể nhớ tên mình.
Thỉnh thoảng quên tên vợ/chồng, con cái, gia đình, nhưng vẫn có thể phân biệt người quen với người lạ.
Cần sự giúp đỡ để mặc quần áo đúng cách, rối loạn giấc ngủ, cần giúp đỡ khi đi vệ sinh như xả nước, lau chùi, sử dụng đúng giấy vệ sinh.
Giai đoạn này, người bệnh tăng tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Tính cách bắt đầu thay đổi như đa nghi, ảo giác, các hành động lặp lặp lại như vò đầu, xé giấy…Có xu hướng đi lang thang hoặc bị lạc đường.
Đây là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, người bệnh sẽ mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể trò chuyện bình thường, cuối cùng là mất kiểm soát cử động. Vẫn có thể nói được vài từ hoặc cụm từ, mất khả năng mỉm cười, ngẩng cao đầu hoặc cúi đầu. Cần người thân chăm sóc giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày. Cơ bắp dần cứng lại, việc nhai nuốt thức ăn gặp khó khăn.
Thời gian phát triển của bệnh Alzheimer mỗi người sẽ khác nhau, do đó, rất khó dự đoán người bị Alzheimer sống được bao lâu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, người cao tuổi thường sẽ “sống chung” với bệnh Alzheimer khoảng 3-4 năm. Người trẻ hơn thì “sống chung” với bệnh tới 10 năm, thậm chí có thể kéo dài hơn nếu có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.
Dưới đây là một số cách giảm triệu chứng bệnh Alzheimer:
– Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa 2 bàn tay cho nóng, rồi xoa bóp đỉnh đầu, hai bán cầu não, trước trán, hai bên động mạch cạnh cổ và sau gáy từ chân tóc đến bờ vai. Sau đó bấm các huyệt nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao. Kết hợp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp điều hòa khí huyết, lưu thông khắp cơ thể, ổn định thần kinh.
– Tập dưỡng sinh: Người bệnh tập tư thế đứng, nằm hoặc ngồi, tốt nhất là ngồi. Ngồi theo tư thế bình thường, 2 bàn tay chồng lên nhau, bàn tay này để trong lòng bàn tay kia đặt dưới rốn, đè nhẹ lên bắp chân, ngồi tĩnh lặng, hít thở nhẹ và sâu.
Nín thở lâu hay mau tùy sức, kết hợp quán tưởng màu đỏ tràn ngập vùng rốn, bụng, rồi toàn thân…thở ra…nín thở một ít. Thực hiện khoảng 10 lần.
– Thiền định: Thiền là phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, làm cho tâm hồn tĩnh lặng bằng cách chỉ và quán. Chỉ là dứt suy nghĩ miên man, quán là chuyên chú suy nghĩ về một cách nhất định.
Mục đích thiền là định, nghĩa là tâm không tán lạn, có 4 cảnh giới:
+ Sơ thiền: Xa lìa dục vọng, thói hư tật xấu.
+ Nhị thiền: Định tâm không tán loạn.
+ Tam thiền: Làm chủ được tâm.
+ Tứ thiền: Hoàn toàn làm chủ tâm và thân.
Khi thứ thiền có thể làm chủ hệ thần kinh thực vật, tự điều khiển nhịp tim, hơi thở, huyết áp…theo ý muốn. Tọa thiền nhằm tập luyện tâm trong sáng, cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng bệnh, trong đó có Alzheimer.
Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh Alzheimer này. Đừng quên tham khảo thêm những kiến thức sức khỏe 365 ngày khác nữa được chúng tôi cập nhật 24/24h
[addtoany]