Bệnh sciatica hay còn gọi là đau thần kinh tọa hoặc đau thần kinh hông to. Đây là căn bệnh phổ biến ở người già, nông dân, công nhân và nhân viên văn phòng. Bệnh sciatica gây ra nhiều triệu chứng như: tê cứng chân tay, đau từ lưng xuống đùi, đi lại khó khăn,…
Tìm hiểu đúng nguyên nhân để có thể áp dụng những loại thuốc phù hợp là lời khuyên từ các chuyên gia dành cho bạn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Đau thần kinh tọa (Sciatica) phổ biến trong nhóm tuổi 40-65 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, kích thích do gai cột sống, viêm khớp…
>>> Tinh hoàn bên to bên nhỏ ( thông tin tổng hợp các bệnh lý về tinh hoàn)
>> Những bệnh xã hội thường gặp ở nam giới ( tổng hợp những bệnh xã hội thường mắc ở nam giới , dấu hiệu nhận biết, chách phòng chống hiệu quả)
Bệnh có thể dễ dàng nhận qua các triệu chứng như:
– Người bệnh bị đau từ lưng xuống đùi, lan xuống cẳng chân và ngón chân út. Cơn đau diễn ra 1 bên lưng hoặc giữa cột sống.
– Khi cúi xuống, gập người hoặc nghiêng sang 1 bên khó khăn.
– Quá trình vận động, di chuyển, thậm chí chỉ cười nói cũng tăng mức độ đau tăng lên.
– Đau sciatica ở mức độ nặng có thể khiến cử động tay chân khó khăn, tình trạng lâu ngày dẫn đến teo cơ.
– Người bệnh còn bị mất cảm giác ở chân, tê cứng, đi lại khó khăn và kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
Khám phá thêm về nhiệt độ cơ thể người bình thường
– Bạn ở độ tuổi 40-65 tuổi.
– Có thói quen hút thuốc nhiều, thừa cân, béo phì.
– Bệnh thường gặp ở dân văn phòng do lười vật động
– Vận động quá mạnh, thường gặp ở công nhân, nông dân, người hoạt động thể thao.
Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh sciatica cao hơn nữ giới, độ tuổi thường mắc phải nằm trong nhóm 40-65 tuổi và người cao tuổi.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa:
– Những người làm việc nặng, hay bị chấn thương, tập luyện thể dục thể thao, thay đổi tư thế đột ngột là những yếu tố tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
– Những tổn thương ở cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống là những bệnh lý gây đau thần kinh tọa.
– Bệnh sciatica có thể do tế bào ung thư di căn đến vùng cột sống hoặc lao khớp cột sống phát triển, từ đó gây áp lực lên dây thần kinh.
Ngoài chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
– Xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu viêm, xét nghiệm bilan viêm để loại trừ các bệnh viêm nhiễm, ác tính.
– Chụp X-Quang nhằm loại bỏ các nguyên nhân viêm đĩa đệm cột sống, hủy đốt sống do ung thư.
– Chụp CT để chẩn đoán hình ảnh, ít được dùng hơn so với chụp cộng hưởng từ.
– Chụp cộng hưởng từ: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến và chính xác nhất, xác định các tổn thương, đồng thời phát hiện các bệnh lý viêm đĩa đệm cột sống, khối u…
– Điện cơ: Kỹ thuật này nhằm đánh giá tổn thương rễ thần kinh.
>>> Những bệnh xã hội thường gặp ở nữ giới ( tổng hợp những bệnh xã hội thường mắc ở nữ giới , dấu hiệu nhận biết, chách phòng chống hiệu quả)
Bệnh sciatica nếu để sang giai đoạn mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác, chân tê cứng. Các cơ theo dây thần kinh có nguy cơ bị teo, từ đó gây vẹo cột sống, tàn phế suốt đời hoặc rối loạn đại tiểu tiện.
Tùy mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp:
Có thể dùng thuốc tây hoặc đông y, thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh. Trong đó, thuốc đông y được đánh giá an toàn cao, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Điều trị kết hợp thuốc với vật lý trị liệu như chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt…Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh, cải thiện hiệu quả bệnh.
Trường hợp bạn điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ chỉ định mổ nội soi. Nếu được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, bác sĩ trình độ chuyên môn cao thì hiệu có thể lên tới 90%. Còn trường hợp ham rẻ đến địa chỉ kém chất lượng có thể gây biến chứng phẫu thuật, thậm chí tàn phế suốt đời.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật, thì người bệnh có thể áp dụng các bài tập nhằm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả và thực hiện dễ dàng, đơn giản tại nhà.
Chuẩn bị 1 tấm thảm, bạn nằm ngửa lên thảm. Hai tay dang rộng bằng vai, giữ cơ thể nằm trên 1 đường thẳng. Sau đó, co đầu gối sang trái, lưng vẫn giữ thẳng, tay giữ nguyên. Sau 30 giây thì đổi sang bên phải. Thực hiện đều đặn động tác này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhanh chóng.
Chuẩn bị 1 chiếc ghế chắc chắn, bạn đưa chân phải lên ghế, tay trái áp vào mặt ngoài của chân và tay phải chống vào hông. Xoay toàn bộ thân trên bên phải, giữ khoảng 20 giây và đổi sang bên trái. Bài tập này giúp giảm chèn ép lên dây thần kinh, từ đó giảm đau rõ rệt.
Chuẩn bị 1 tấm thảm, nằm sấp xuống thảm, tỳ người lên khuỷu tay, giữ vai đằng sau, cổ thẳng và cột sống duỗi dài. Sau đó, bạn cong lưng ra sau bằng chống lòng bàn tay xuống, giữ khoảng 10 giây. Thực hiện đều đặn 5-10 lần nhé.
Trên đây là những giải đáp các thông tin về bệnh Sciatica (đau thần kinh tọa). Nếu còn thắc mắc, các bạn hãy gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe 0869.725.632 để được tư vấn thêm.
Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY
Bài viết được sự hướng dẫn và tham vấn của bác sĩ Bùi Ngọc Lâm
✔️ Bác sĩ Bùi Ngọc Lâm tốt nghiệp Đại học Quân Y
✔️ Từ năm 1989 – 2013: Bác sĩ Bùi Ngọc Lâm công tác tại Phòng khám ngoại – tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Sain-Paul
✔️ Bs. Lâm tham gia nhiều dự án nghiên cứu về lĩnh vực Nam học – Ngoại – Tiết niệu và giảng dạy cho nhiều sinh viên cũng như trao đổi kỹ thuật với các bác sĩ chuyên gia trong và ngoài nước.
✔️ Nhiều năm công tác tại khoa nam học của trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội
✔️Bác sĩ Bùi Ngọc Lâm hiện là bác sĩ chuyên nam học của Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội
Đừng ngại ngần trò chuyện trực tiếp cùng bác sĩ Bùi Ngọc Lâm TẠI ĐÂY Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
[addtoany]