Các dạng cong vẹo cột sống: nguyên nhân, triệu chứng

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống vẹo hẳn sang một bên. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến nội tạng hoặc gây biến dạng ngoài hình, nếu không được sớm điều trị. Nhận biết các dạng cong vẹo cột sống, để có cách khắc phục kịp thời.

Tìm hiểu về cong vẹo cột sống?

Cột sống của con người có cấu tạo gồm 33 đốt sống, hình dạng cột sống của người trưởng thành có hình chữ S nếu nhìn nghiêng, còn khi nhìn từ phía sau chúng vẫn có dáng thẳng. Cột sống bị biến dạng là tình trạng cấu trúc cột sống bị thay đổi cong, vẹo hơn so với trạng thái bình thường.

Thông thường, những thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi đã kéo dài tình trạng này sẽ khiến lưng bạn bị đau và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

veo cot song o tre em

Các dạng cong vẹo cột sống – Nguồn internet

Các dạng cong vẹo cột sống?

Hiện nay, theo thống kê có 4 dạng cong vẹo cột sống phổ biến. Cụ thể như sau:

Vẹo cột sống bẩm sinh

Tình trạng này do đốt sống bị dị tật bẩm sinh trong quá trình thai nhi đang phát triển trong bụng. Biểu hiện của vẹo cột sống bẩm sinh chính là vai không được cân bằng, nghiêng sang một bên, vòng eo bị lệc, đầu nghiêng, về hình dáng cơ thể nghiêng hẳn về 1 bên.

Vẹo cột sống thần kinh

Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh và các cơ trên cơ thể không đủ sức để duy trì cột sống. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống cơ bắp, não bộ và tủy sống. Người bệnh có thể cảm nhận qua thay đổi tư thế.

Vẹo cột sống dính khớp

Dạng vẹo cột sống này thường gặp ở người trưởng thành khi xương có độ cong ngang nằm ở phần thắt lưng, lâu dần sẽ tạo thành hình chữ C. Khi gặp phải dạng này, người bệnh sẽ thấy đau phần lưng dưới, chân ngứa râm ran như kiến đốt hoặc khi đi bộ sẽ cảm thấy đau nhói.

Vẹo cột sống triệu chứng

Dạng vẹo cột sống này làm rối loạn những liên kết khác, người bệnh có thể không thấy đau nhưng gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.

Tìm hiểu thêm về bệnh 

Sciatica là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đối tượng dễ bị vẹo cột sống

Theo thống kê của các chuyên gia, tình trạng cong cột sống thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 12 – 15 tuổi. Với vẹo cột sống khả năng những trẻ 10 tuổi cũng có thể mắc phải đến những trẻ 18 tuổi, chiếm khoảng 4% dân số, nữ giới thường gặp nhiều hơn nam giới. Nếu cần mổ vẹo cột sống thì độ tuổi từ 14 – 17 là thích hợp nhất, lúc này cột sống của các bạn đã phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, lứa tuổi này cột sống còn mềm dẻo, dễ điều chỉnh.

Cong vẹo cột sống ở những người lớn tuổi thường do chăm sóc khớp sai cách hoặc do tuổi càng cao, các đốt sống càng yếu đi, khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại nghiêm trọng (tình trạng này được gọi là thoái hóa cột sống). Những con đau ở sụn khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn và dáng đi cũng khác nhưng người bình thường.

Tác hại lâu dài của cong vẹo cột sống?

Cong vẹo cột sống nếu phát hiện sớm vẫn có thể điều trị được. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người bệnh và cuộc sống hằng ngày. Đây chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, mọi hoạt động của hệ thống cơ xương sẽ gặp khó khăn, đặc biệt với những người cao tuổi.

Trường hợp bệnh biến chứng nặng có thể tác động đến tư thế đi lại, hình dáng bị dị dạng, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh tự ti khó hòa nhập với hoạt động mang tính tập thể và cộng động. Ngoài ra, chức năng tim, phổi cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng xương chậu sẽ bị biến dạng, với nữ giới điều này sẽ gây khó khăn cho chức năng sinh sản khi trưởng thành.

Phòng ngừa cong vẹo cột sống?

Cột sống đóng vai trò là trụ cột vững chắc của cơ thể chúng ta, vai trò của chúng là bệ phóng vững chắc cho các cơ phát triển, bao bọc tủy sống, giảm xóc cho não bộ. Nhờ có cột sống mà chúng ta có thể thoải mái vận động, quay sang trái, sang phải thoải mái, tập thể dục và nhảy nhót dễ dàng.

Để phòng tránh vẹo cột sống bạn cần phải bảo vệ cơ thể của mình bằng cách rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể thao bằng nhưng bài tập phù hợp với sức của mình. Nhờ đó sẽ giúp các khớp dẻo dai, khỏe mạnh hơn và cơ thể phát triển cân đối. Ngoài ra, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất, vitamin… đặc biệt đối với trẻ nhỏ, để tránh còi xương, suy dinh dưỡng.

Với trẻ nhỏ cần phải lựa chọn bàn ghế phù hợp với lứa tuổi và cơ thể và tư thế ngồi phải đúng. Góc học tập cần đảm bảo đủ ánh sáng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên trang bị đèn học cho trẻ, để đảm bảo ánh sáng tốt nhất. Ngày nay, khối lượng kiến thức trẻ phải thu nạp khá nhiều.

Chính vì vậy, lúc nào trẻ cũng mang cặp quá nặng, vượt quá trọng lượng của cơ thể điều này không hề tốt. Cha mẹ không nên cho bé đeo cặp vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó, nên cho trẻ đi thăm khám cột sống định kỳ nhằm sớm phát hiện được tình trạng cong, vẹo cột sống, cũng như có cách khắc phục kịp thời.

[addtoany]

Bs. Vũ Hoàng Huy

Hiện tại đang làm việc tại Khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa tại Đại học y Hà Nội

Bình luận của bạn