Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì?

Theo thống kê, hơn 50% phụ nữ lạc nội mạc trong cơ tử cung mắc vô sinh- hiếm muộn. 50% Đối tượng còn lại vẫn có thể có cơ hội mang thai nếu điều trị sớm khi bệnh ở mức độ nhẹ. Phụ nữ mắc bệnh thường ở nhóm độ tuổi từ 30- 40 tuổi.

Vậy lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì. Tại sao bệnh lý này lại nguy hiểm đến vậy. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa Phụ sản Tạ Thị Hồng Duyên tìm hiểu rõ hơn trong bài viết nhé!

lac noi mac trong tu cung

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì?

Bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung là tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc tử cung di chuyển “nhầm” vào bên trong lớp cơ của tử cung. Trong khi ở người bình thường, tuyến, cơ và thanh mạc phát triển độc lập, không lẫn lộn.

Bệnh có tên tiếng anh là adenomyosis. Xuất hiện ở 10% phụ nữ độ tuổi trung niên.

Triệu chứng bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung

Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Triệu chứng bệnh cũng khá âm thầm, mờ nhạt. Thường chị em chỉ biết mình mắc bệnh khi bệnh đã tiến triển một thời gian dài.

Một số ít trường hợp nhận biết mình mắc bệnh nhờ những dấu hiệu sau:

-Thường xuyên đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh.

-Lượng máu kinh ra nhiều thường xuyên khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

-Rong kinh kéo dài từ 5-7 ngày không dứt.

-Ra máu bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

-Có cảm giác đau rát khó chịu khi giao hợp.

-So với người bình thường, tử cung của người bệnh có kích thước lớn gấp 2-3 lần.

-Nguy cơ sảy thai cao.

-Hiếm muộn, vô sinh.

>>>> Xem thêm: 10 cách giảm đau bụng kinh 

Điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung bằng cách nào?

Phải khẳng định rằng, bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung vô cùng nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em. Người phụ nữ khi đã mất đi thiên chức làm mẹ, chắc chắn không còn nỗi đau nào lớn hơn.

Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung. Sau khi thăm khám, kiểm tra, tùy theo tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể.

Theo dõi định kỳ

Với những trường hợp lạc nội mạc trong cơ tử cung mới xuất hiện, kích thước vẫn còn nhỏ, không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, theo dõi tại nhà. Đồng thời tái khám từ 3-6 tháng/lần.

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc)

Dùng thuốc là phương pháp chữa trị lạc nội mạc trong cơ tử cung khá phổ biến. Mục đích của việc dùng thuốc là giúp cơ thể ngừng sản xuất estrogen. Đưa cơ thể vào trạng thái mãn kinh tạm thời, từ đó thu nhỏ kích thước lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật, thủ thuật)

Trường hợp lạc nội mạc trong cơ tử cung có kích thước lớn hơn 3-4 cm sẽ được thực hiện thủ thuật.

Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ loại bỏ lạc nội mạc trong cơ tử cung và đưa ra ngoài. Nhờ vậy, người bệnh giảm thiểu sự phát triển và những cơn đau do lạc nội mạc gây nên.

Chữa lạc nội mạc trong cơ tử cung ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Hiện có rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc chữa lạc nội mạc trong cơ tử cung. Có người cho rằng, việc chữa trị là cần thiết và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, cũng có người cho rằng không nên điều trị khi chưa sinh con. Vậy thực hư của vấn đề này là sao?

Theo chia sẻ của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên: Tùy theo tình trạng hôn nhân của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Vừa đảm bảo bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung được khắc phục. Vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng mang thai của chị em về sau. Do đó, chị em không nên quá lo lắng.

Bác sĩ Duyên cũng chia sẻ thêm, nhiều chị em không đi thăm khám, chữa trị. Bệnh kéo dài vô tình trở thành nguyên nhân gây vô sinh- hiếm muộn. Điều này hết sức đáng tiếc.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Lạc nội mạc trong cơ tử cung không phải là bệnh nan y gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng lại là nguyên nhân khiến vô số chị em mất đi cơ hội làm mẹ. Khiến họ cả đời sống trong đau khổ, tuyệt vọng.

Chúng tôi hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh. Từ đó chủ động thăm khám, chữa trị để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ những rắc rối bạn đang gặp phải nhé!

Chúc chị em luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

[addtoany]

Bs. Thu Giang

Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Yên Bái

Bình luận của bạn