Viêm tắc tuyến sữa – nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh

Viêm tắc tuyến sữa không chỉ gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi cho các mẹ mà còn làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cung cấp cho bé. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Viêm tắc tuyến sữa là gì?

Viêm tắc tuyến sữa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ cho con bú, nhất là ở các chị em sinh con đầu lòng. Đây là sự ứ đọng, tắc nghẽn của sữa tại xung quanh bầu vú và có thể dẫn tới tạo mủ cấp tính.

Theo các bác sĩ, tuyến sữa bị tắc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do:

  • Cơ thể sau khi sinh bị suy yếu.
  • Vệ sinh đầu vú không sạch sẽ, nhất là sau khi cho con bú.
  • Tuyến sữa phát triển không đều.
  • Tâm tính thất thường, không thư thái làm tích uất khí làm ảnh hưởng chức năng của tỳ gây ứ đọng sữa.
  • Ăn uống thất thường.

>>> Tham khảo Mẹo chữa áp xe vú hiệu quả

viem tac tuyen sua

Triệu chứng viêm tắc tuyến sữa

Thông thường, những triệu chứng khi chị em bị viêm tắc tuyến sữa khá dễ nhận biết. Bởi chúng gây ra những thay đổi và cảm giác đau đớn ngay tại bầu vú như:

  • Bầu vù to và căng tức hơn bình thường và càng ngày càng đau.
  • Sữa tiết ra ít hay thậm chí là không tiết sữa.
  • Cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, ngủ ít.
  • Đầu vú căng lên, nhức.
  • Xung quanh bầu vú có những khối tròn, cứng với nhiều kích thước khác nhau do sữa bị ứ đọng, chạm vào thấy đau.

Những triệu chứng của viêm tắc tuyến sữa khiến không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của các mẹ mà còn khiến cho việc cung cấp dinh dưỡng cho bé bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nếu không theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể diễn biến phức tạp gây áp xe vú. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Phòng ngừa và điều trị viêm tắc tuyến sửa ở  sản phụ sau sinh

Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa hiệu quả, việc quan trọng nhất là sau các mẹ phải vệ sinh núm vú sạch sẽ, đặc biệt là lúc trước và sau khi cho bé bú. Và với những chị em có núm vú thụt vào trong thì ở thời gian đầu mang thai nên nhẹ nhàng kéo ra hàng ngày để tránh tình trạng viêm tắc về sau.

Ngoài ra, khi cho con bú, các mẹ cũng nên lưu ý tới thời gian, chỉ cầ từ 10-15 phút là đủ, không nên để bé ngậm ti đi ngủ. Cho bé bú từng bên một, nếu không hết sữa và bị căng tức ngực hãy nên vắt sữa ra ngoài. Bên cạnh đó có thể massage xung quanh bầu vú để sữa lưu thông đều hơn, không bị ứ đọng lại

Trường hợp tuyến sữa bị ứ tắc, ngoài việc vệ sinh và masage đều đặn hàng ngày, các mẹ cũng nên ăn một số món ăn giúp tình trạng được cải thiện hơn như:

  • Canh bồ công anh nấu với thịt thăn
  • Cháo thịt vịt kèm đinh lăng
  • Cháo chân giò xuyên sơn giáp.

Nếu tuyến sữa bị tắc khó thông, gây quá nhiều đau đớn và bất tiện, các mẹ nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay các phương pháp dân gian. Lúc này, tùy vào tình trạng cụ thể mà các biện pháp hiện đại như sóng siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage trị liệu…sẽ được chỉ định. Và chỉ sau 2-3 lần điều trị, các chị em có thể cho con bú trở lại bình thường.

Hy vọng với những thông tin trên, tình trạng viêm tắc tuyến sữa sẽ không còn đáng ngại và gây ra cho các mẹ nhiều mệt mỏi nữa. Hãy nhớ nên vệ sinh sạch sẽ và ăn uống khoa học để tuyến sữa ổn định, giúp cho bé yêu của mình có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất nhé.

[addtoany]

bacsyhuyhoang

Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - Hiện đang công tác tại BV Da Liễu TP.HCM là chuyên gia tư vấn, khám và điều trị các bệnh dị ứng ngoài da, viêm da cơ địa, nấm, mụn hay những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai,..đồng thời là kiểm soát nội dung thông tin chia sẻ chính xác trên website Suckhoe365day.com gửi đến độc giả

Bình luận của bạn