Tinh trùng có máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bình thường tinh dịch có màu trắng trong, hơi dính nhầy, không mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Nhưng đôi khi một số trường hợp có hiện tượng xuất tinh ra máu thì nam giới nên đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Tinh dịch sản xuất ra từ túi tinh chiếm 60%, 30% từ tuyến tiền liệt, 10% từ mào tinh hoàn. Tinh dịch bình thường có màu trắng trong, xét nghiệm không có hồng cầu.

tinh trung co mau canh bao benh nguy hiem

Tinh trùng có máu có thể nhận biết qua triệu chứng:

– Nam giới xuất tinh thấy tinh dịch có sợi máu nhỏ hoặc có lẫn cục máu sẫm.

– Có hiện tượng xuất tinh đau, đau khi quan hệ, căng tức vùng bìu, sưng tấy tinh hoàn.

– Nhiều nam giới xuất tinh ra máu có thể do quan hệ thô bạo, máu từ niêm mạc tổn thương lẫn với tinh dịch.

Tinh trùng có máu là bệnh gì?

Tình trạng tinh dịch có lẫn máu có thể do nam giới quan hệ thô bạo, thủ dâm quá mạnh hoặc chấn thương  tinh hoàn, thậm chí gãy dương vật.

Hiện tượng tinh trùng có máu có thể cảnh báo các bệnh lý:

– Viêm túi tinh: Chiếm 40% nguyên nhân gây xuất tinh ra máu. Khi túi tinh bị viêm, hiện tượng co bóp tăng cao gây đứt mạch máu, từ đó khiến tinh dịch có máu kèm theo xuất tinh đau, đau khi quan hệ.

– Nhiễm khuẩn E.coli, nấm Chlamydia, trực khuẩn lao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất tinh trùng.

– Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt bị tổn thương sẽ gây suy giảm chất lượng tinh trùng, tinh xuất tinh ra máu kèm theo triệu chứng đau khi quan hệ, xuất tinh đau.

– Viêm tuyến tiền liệt là bệnh nam khoa phổ biến. Khi bị viêm nam giới có thể có t triệu chứng xuất tinh đau, xuất tinh ra máu, sưng tấy dương vật…

– Ung thư: Tinh trùng có máu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật.

Ngoài ra, tinh trùng có máu có thể do nam giới mắc các bệnh rối loạn đông máu, viêm gan, xơ gan…

Khám phá thêm 7 căn bệnh thường gặp ở dương vật 

Tinh trùng có máu nguy hiểm không?

Nhìn chung, khi có hiện tượng xuất tinh ra máu, nam giới nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Hầu hết các bệnh lý gây tinh trùng có máu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng “tinh binh”, từ đó gây vô sinh ở nam giới.

Nguy hiểm hơn, các bệnh ung thư như ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt là những bệnh ung thư gây vô sinh ở nam giới, thậm chí tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác gây nguy hiểm tính mạng.

Tinh trùng có máu phải làm sao?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ chất lượng tinh trùng để duy trì khả năng sinh sản nam giới.

Đối với các bệnh viêm nhiễm nam khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện triệu chứng bệnh. Trường hợp do các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu…sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh bệnh nhờn thuốc, tái phát nhiều lần và nguy cơ sốc thuốc phản vệ.

Nếu phát hiện tế bào ung thư, nghi ngờ bệnh ung thư hoặc mắc bệnh ung thư sẽ có phương pháp điều trị dành riêng cho bệnh nhân ung thư. Lúc này, nếu nam giới chưa có con, việc điều trị có thể gây suy giảm chất lượng tinh trùng thì có thể thực hiện bảo quản tinh trùng. Tuy nhiên, đây là phương pháp quá tốn kém.

Lời khuyên: Thông thường, khi nam giới thấy xuất tinh ra máu thường chủ quan bỏ qua hoặc giấu bệnh. Điều này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Nếu để lâu thì việc điều trị cũng khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều so với việc phát hiện sớm bệnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tinh trùng có máu, nam giới có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc, các bạn có thể gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe 02437.152.152 để được tư vấn thêm.

Có thể bạn quan tâm 

Những dấu hiệu bất thường của tinh trùng 

Quan hệ không xuất tinh được có hại không?

Phòng khám chữa bệnh nam khoa tại Xã Đàn có tốt không?

[addtoany]

Bs. Thu Giang

Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Yên Bái

Bình luận của bạn